
Cách chữa đồng hồ bị hấp hơi nước, đồng hồ bị vào nước
Đồng hồ bị vào nước là khi bạn nhận thấy bề mặt kính của đồng hồ có hơi nước ở bên trong. Việc đồng hồ bị hấp hơi nước là điều thật khó tránh khỏi trong suốt quá trình sử dụng. Cho dù là loại đồng hồ cao cấp đắt tiền đến mấy thì hoàn toàn vẫn có thể gặp phải vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến đồng hồ của bạn bị vào nước. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sau đây để biết cách phòng tránh hiệu quả. Đồng thời bỏ túi ngay cách xử lý đồng hồ bị hấp hơi nước cực đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể làm được
Nội dung chính [Ẩn]
- 1 Vì sao đồng hồ bị hơi nước? Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước là gì?
- 2 Cách xử lý đồng hồ bị hấp hơi nước tại nhà
- 3 Đồng hồ bị vào nước có cần đem đi sửa khi đã làm khô không?
- 4 Làm sao để tránh tình trạng đồng hồ bị hơi nước, bị vào nước
Vì sao đồng hồ bị hơi nước? Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước là gì?
Có thể bạn nên biết rằng: Không phải cứ đồng hồ đắt tiền là sẽ chống được nước và có khả năng chống nước tốt. Có những chiếc đồng hồ vài ngàn đô, vài chục ngàn đô vẫn bị vào nước là điều hết sức bình thường. Chỉ có điều khi ta sử dụng cần lưu ý sử dụng đúng cách, đúng thông số mà nhà sản xuất cho phép.
Và chắc chắn là tình trạng đồng hồ bị vào nước đã có rất nhiều người dùng đã và đang gặp phải. Nhưng bạn lại chưa biết rõ nguyên nhân tại sao đồng hồ của mình bị như vậy?
1/ Ấn chốt đồng hồ khi đang tiếp xúc với nước
Mỗi chiếc đồng hồ sẽ có những chốt núm vặn để điều khiển thời gian cho đồng hồ. Khi bạn vô tình hoặc cố ý ấn chốt đều rất dễ bị vào nước.
Ví dụ như khi đang tiếp xúc với nước, khi đang đi mưa bạn vô tình ấn nút. Hoặc khi đi tắm, đi bơi bạn kì cọ cơ thể, va chạm đồng hồ với tay, chân hoặc người khác… Sẽ rất dễ bị ấn chốt và nước sẽ lọt vào đồng hồ của bạn.
Hoặc là khi rửa tay, bạn xả thằng vòi xả với áp suất mạnh vào núm chỉnh của đồng hồ. Đây là yếu tố không chỉ gây ra tình trạng đồng hồ bị vào nước mà còn có thể gây ra nhiều hư hỏng khác của đồng hồ
Mang đồng hồ đi bơi lội không đúng thông số của đồng hồ hoặc đeo đồng hồ lúc đi xông hơi. Cũng là nguyên nhân khiến cho đồng hồ hấp hơi nước
2/ Tiếp xúc với các chất tẩy rửa
Khi bạn thường xuyên mang đồng hồ lúc đi tắm, rửa chén bát… Những chất tẩy rửa như xà phòng, bụi bẩn hay tế bào chết…sẽ len lỏi vào các khe hở của đồng hồ. Các chất này khi tiếp xúc với các vòng ren, dây cao su… Ăn mòn tác động cho dây cao su mục nát và giãn dần ra.
Ngoài ra còn một số chất dạng lỏng khác thường gặp là cồn, xăng dầu… Các roăng cao su sẽ còn bị giãn nở nhanh hơn so với xà phòng đấy. Chú ý để đồng hồ hạn chế tiếp xúc với mấy chất này nhé!
3/ Đồng hồ phải thường xuyên tiếp xúc với muối
Trong mồ hôi của chúng ta, nước biển…sẽ có một hàm lượng muối nhất định. Nếu đồng hồ tiếp xúc trong môi trường có nhiều muối một thời gian dài. Sẽ tạo ra các khe hở tại các điểm chốt, và đồng hồ sẽ rất dễ bị vào nước đấy.
4/ Môi trường nhiệt độ cao làm cho đồng hồ hấp hơi nước
Môi trường có nhiệt độ cao sẽ không hề tốt cho chiếc đồng hồ của bạn. Với điều kiện nắng nóng của thời tiết mùa hè, hay hoạt động rửa tay, tắm giặt bằng nước nóng vào mùa đông… Bạn nên hạn chế hoặc không đeo sử dụng nhé.
Dây cao su trong đồng hồ của bạn sẽ bị giãn nở nhanh hơn. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chi tiết máy. Đặc biệt khiến cho đồng hồ của bạn dễ bị vào nước.
Đeo đồng hồ trong lúc tắm nước nóng cũng có thể khiến cho đồng hồ hấp hơi nước
Cách xử lý đồng hồ bị hấp hơi nước tại nhà
Khi nhìn thấy đồng hồ của mình có hiện tượng vào nước, mặt kính bị mờ đi… ĐỪNG CHỦ QUAN và cho rằng “dính nước một tí chắc không sao đâu” nhé. Nhiều lần không sao như vậy thì sẽ hỏng luôn cái đồng hồ rồi đấy.
Điều đầu tiên bạn cần phải biết đó chính là hiểu được các chỉ số chống nước của đồng hồ của mình. Và tốt hơn hết thì hạn chế để đồng hồ tiếp xúc với nước nhé.
Và không may đồng hồ bị vào nước, hãy vặn hoặc rút núm chỉnh giờ ra. Như vậy hơi nước sẽ có thể bay nhanh ra được khỏi đồng hồ. Rồi mới thực hiện các cách xử lý dưới đây nhé
1/ Cách xử lý đồng hồ bị vào nước bằng khăn giấy
Giấy hoặc khăn mềm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy. Bạn hãy lau khô đồng hồ nhưng tránh làm xước mặt số của nó nhé. Chú ý lau thật cẩn thận để không làm xước mặt số.
Sau đó bạn dùng một cái tuốc nơ vít nhỏ chuyên dụng, cậy nhẹ nắp sau đồng hồ một cách cẩn thận. Tránh đụng vào bánh răng hoặc các linh kiện khác. Tiếp theo úp mặt đồng hồ xuống một tấm vải mềm và để nó tự khô trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, nếu đồng hồ của bạn còn hạn bảo hành thì tuyệt đối không nên tự ý mở nắp đồng hồ nhé. Hành động tự ý tháo mở của người dùng sẽ bị nhà sản xuất từ chối bảo hành.
Hơn nữa không đủ chuyên môn cũng như dụng cụ chuyên dụng. Bạn sẽ có thể phá hỏng động cơ, làm hỏng linh kiện điện tử. Giảm đi khả năng chống nước hiện có của đồng hồ đấy.
2/ Xử lý đồng hồ bị hơi nước dưới bóng đèn
Một mẹo thủ công được rất nhiều các cô cậu học sinh hay áp dụng. Bọc đồng hồ vào một chiếc khăn thấm hút nước tốt và đặt dưới bóng đèn có công suất 40W. Lưu ý đặt cách khoảng 5 – 10cm nhé. Nếu đặt quá gần sẽ rất dễ bị hỏng các linh kiện động cơ bên trong đấy. Sau khoảng nửa tiếng, đồng hồ của bạn sẽ khô ráo và không còn chút hơi nước nào bên trong nữa.
Cách này sẽ có rủi ro khá cao đấy nhé. Bởi nếu nhiệt độ trên 600 độ C gần như sẽ gây hư hỏng cho đồng hồ. Nhiều trường hợp nặng bạn có thể mở nắp và dùng máy sấy ở chế độ nhỏ nhất cách 10cm.
Nhiều người còn cho rằng nên đeo ngược đồng hồ khi có hơi nước ở mặt kính. Tức là đeo áp mặt đồng hồ vào tay, nhiệt độ cơ thể cũng như lực hút hấp dẫn sẽ làm nước biến mất. Không nên áp dụng như vậy bởi vì nó dễ làm hỏng dây, khóa, hoặc làm rơi đồng hồ.
3/ Khắc phục đồng hồ bị vào nước bằng thùng gạo
Cho đồng hồ vào thùng gạo, hộp chè hoặc cho vào hộp có đựng các gói hút ẩm. Để trong môi trường này thì hơi nước sẽ được hút ra ngoài nhanh nhất.
Đây là cách đơn giản nhưng có khả năng mang lại hiệu quả khá cao và được rất nhiều người áp dụng.
Đối với những mẫu đồng hồ được trang bị khả năng chống nước, thì khi thực hiện cách làm này, bạn nên rút chốt điều chỉnh để hơi nước bên trong dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Nhưng trường hợp để trong thùng gạo, bụi có thể bay vào làm kẹt cơ. Vì vậy gói hút ẩm sẽ là lựa chọn thích hợp hơn.
Đồng hồ bị vào nước có cần đem đi sửa khi đã làm khô không?
Khi bạn áp dụng một số cách làm khô đồng hồ bị hấp hơi nước. Bạn nghĩ rằng như vậy đã xong? Điều này là sai lầm đấy nhé, bởi vì sao?
Mọi cố gắng của bạn chỉ là tạm thời cứu chữa chứ chưa giải quyết được dứt điểm đâu. Bạn thử nghĩ xem với một thiết kế chống nước kín bưng như vậy. Thì liệu hơi nước có thể thoát hết ra ngoài, đồng hồ sẽ thực sự khô ráo? Nếu không đem đi sửa chữa bảo trì sớm nhất có thể. Các bộ phận kim loại bên trong sẽ bị gỉ sét, khô dầu dẫn đến kém chính xác.
Ngoài ra khi đồng hồ bị vào nước được đem đi sửa chữa và bảo hành. Rất có thể sẽ phát hiện được thêm một số lỗi kĩ thuật hay hư hỏng khác. Khắc phục kịp thời và sớm nhất có thể để đồng hồ của bạn được ổn định và bền bỉ hơn.
Thông thường thì với những mẹo trên chỉ cần thực hiện trong hai tiếng hơi nước sẽ bay hết. Tuy nhiên vẫn cần phải mang ra tiệm sửa đồng hồ để kiểm tra lại. Kiểm tra lại gioăng núm, gioăng đáy xem có vấn đề gì không. Phải tìm ra nguyên nhân khắc phục triệt để đồng hồ bị vào nước.
Đặc biệt, lưu ý rằng tất cả những chiếc đồng hồ bị vào nước 100% đều phải lau dầu bảo dưỡng lại. Nếu không bảo dưỡng thì sử dụng một thời gian sẽ bị kẹt, gỉ sét hỏng luôn cả đồng hồ. Vì vậy những mẹo nhỏ như trên chỉ là biện pháp tạm thời. Và bạn cần mang chúng đến những địa chỉ sửa đồng hồ uy tín để xử lý càng sớm càng tốt.
Làm sao để tránh tình trạng đồng hồ bị hơi nước, bị vào nước
Phần đa đồng hồ bị tình trạng vào nước là do người dùng sử dụng sai quy định. Dùng quá mức chịu đựng cho phép của đồng hồ. Điều chỉnh núm khi đồng hồ vẫn ẩm ướt, đang dưới nước… Va đập làm hỏng mặt kính, nắp lưng, núm điều chỉnh… Hãy chú ý để tránh được tối đa tình trạng này nhé:
+ Hiểu và sử dụng đúng với chỉ số chịu đựng nước của đồng hồ. Nên lựa chọn đồng hồ có chỉ số chống nước 5ATM trở nên. Để có thể đi mưa lớn, hoặc đi tắm…
>> Xem ngay: Hiểu đúng chỉ số chống nước của đồng hồ
+ Không điều chỉnh đồng hồ ở nơi có độ ẩm cao, ở dưới nước hoặc đồng hồ đang ẩm ướt. Nếu đồng hồ có núm điều chỉnh/nắp lưng dạng vít vặn hay vặn trước thì có thể nhé.
+ Vặn núm đúng tư thế, nên tháo đồng hồ ra khỏi tay rồi chỉnh. Nếu vô tình va đập và làm nắp lưng, núm, nút bấm bị cong vênh thì cần đi thay ngay.
+ Nên đi kiểm tra định kì tại các địa chỉ uy tín chuyên nghiệp. Kiểm tra các ron chống nước định kì và hút ẩm, lau dầu và bảo dưỡng định kì.
Trên đây là một số chia sẻ về cách xử lý đồng hồ bị hấp hơi nước. Hãy đến những địa chỉ sửa đồng hồ uy tín như Alowatch nhé. Đồng hồ của bạn sẽ được chăm sóc tận tình nhất đấy.